Bí ẩn những câu chuyện khó tin bên 9 miệng giếng thiêng

Đền Chín Giếng (hay còn gọi đền Cô Chín) nổi tiếng linh thiêng nhất nhì xứ Thanh, trước thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 

Tên của ngôi đền bắt nguồn từ 9 miệng giếng thiêng quanh năm đùn nước không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và đền Chín Giếng.

Người dân ở đây truyền tụng 9 miệng giếng thiêng là nơi Cô Chín cai ngự, và xung quanh 9 miệng giếng thiêng là những câu chuyện huyền bí, kỳ lạ đến khó tin.

Chín miệng giếng thiêng

Cách đền Sòng 1km về phía đông, ngược dốc rồi rẽ phải chừng 200m là đến chân đền Cô Chín. Con đường dẫn xuống suối trước là một thung lũng uốn mình trong rặng tre già, giờ chỉ còn là một khe hẹp “bó mình” giữa hai quán nước chật kín những dãy bàn ghế.
Tượng cô Chín áo hồng cánh sen
Tượng cô Chín
Phong cảnh suối thiêng hữu tình chẳng khác nào tranh vẽ. Xung quanh suối là những miệng giếng trong xanh, sâu thăm thẳm đùn nước lên thành từng nhịp. Chỉ tay xuống suối, anh Huấn - đang làm nhiệm vụ ghi công đức trong đền - nói: “Trong số 9 giếng, miệng giếng thứ chín sâu nhất quanh năm đùn nước là nơi Cô Chín đang ngự”.

Ông Hà Văn Châu - người trông coi đền lâu năm, đã chứng kiến nhiều sự đổi thay xung quanh đền Chín Giếng - cho biết: “Đền Cô Chín được khởi công cùng đền Sòng dưới thời Cảnh Hưng triều Vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) và chính thức tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 đền được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Ngôi đền đã có lúc bị tàn phá hoàn toàn, ngay cả những bức tượng cổ cũng bị hủy hoại, thất lạc”.

Ông Châu kể lại: 9 miệng giếng thiêng trước đền đã có từ lâu, xuất hiện trong truyền thuyết Cô Chín - tức Cửu Thiên Huyền Nữ - con gái thứ 9 của Ngọc hoàng Thượng đế. Cửu Thiên Huyền Nữ là một tiên cô giáng trần, trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên, không những vậy, cô “làm cho trăm trứng hiểm nghèo/ khi lội dưới suối khi trèo lên cây”.

Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài xem bói nghìn quẻ, trong những năm chinh chiến loạn lạc, cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô, trước đền có 9 miệng giếng tự nhiên do cô cai quản. Thế nhưng đó cũng chỉ là lý giải theo tích xưa.

Phải đến mấy chục năm sau, người ta mới thực sự hóa giải được câu hỏi giếng thiêng xuất hiện từ đâu? Ông Châu suy tư một hồi lâu rồi tiếp tục câu chuyện: “Tôi không nhớ chính xác vào năm nào, chỉ nhớ đó là một năm hạn hán, khi nước sinh hoạt khan hiếm, người dân quanh vùng đã đi tìm nguồn nước đào giếng. Cứ 4-5 người chung nhau đào, họ tìm đến suối Sòng khoan giếng.

Đào liên tục 8 miệng giếng vẫn chưa tìm thấy một giọt nước nào. Kiên trì đặt mũi khoan tới miệng giếng thứ chín, khoan sâu được 8-9m thì bất ngờ xuất hiện một mạch nước lớn đùn lên ào ào. Cả làng được cứu sống nhờ mạch nước này và cũng từ đây xuất hiện 9 miệng giếng thiêng.

Sau đó, có những đoàn ở Hà Nội về thăm dò, đo đạc, nhưng không có kết quả chính xác về độ sâu của giếng. Càng xuống sâu nước càng lạnh. Trực quan địa hình cùng quá trình lặn xuống lòng sâu, họ kết luận: Dưới giếng có một dòng sông ngầm, dự đoán chảy từ dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình) ra cửa biển Thần Phù (Nga Sơn)”.

Like This Post? Please share!

  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

Không có nhận xét nào :

Leave a Reply

Scroll to top